rụng tóc là gì?

Rụng nhiều tóc là bệnh gì? Cách khắc phục

Bạn thường xuyên bị rụng tóc và lo lắng về tình trạng sức khỏe? Bạn muốn tìm hiểu rụng nhiều tóc là bệnh gì và làm sao để khắc phục? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Rụng nhiều tóc là bệnh gì?
Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể với số lượng tóc rụng không nhiều (ước tính khoảng 50 đến dưới 100 sợi). Trường hợp bạn thấy tóc thường xuyên rụng một lượng lớn (trên 100 sợi mỗi ngày), không rõ nguyên nhân thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là các bệnh lý xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Những rối loạn này khiến hệ miễn dịch không thể nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Chúng sẽ nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là “kẻ xâm nhập” và tấn công, bao gồm cả các tế bào da đầu và nang tóc. Điều này khiến tóc nhanh chóng suy yếu, rụng ngày càng nhiều.

Một số bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến da đầu gồm:

Viêm da đầu: Tình trạng viêm nhiễm có thể khiến da đầu ngứa ngáy, tróc vảy và tăng tiết dầu. Điều này sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, làm nang tóc không nhân được dưỡng chất, trở nên suy yếu, khô xơ, gãy rụng và khó mọc tóc mới.
Lupus ban đỏ: Đặc trưng bởi tình trạng viêm, phát ban trên da, vùng da bị bệnh cũng có thể bị teo mỏng theo thời gian… Lupus ban đỏ cũng có khả năng gây rụng tóc theo kiểu “rừng thưa”, khiến tóc thưa thớt hoặc rụng từng mảng (thường gặp ở người bệnh có ban lupus hình đĩa).
Vảy nến: Những tổn thương da do bệnh vảy nến có thể khiến viêm quanh nang tóc, teo mất tuyến bã và khiến tóc rụng nhiều. Ngoài ra, điều trị vảy nến cũng có thể là yếu tố góp phần khiến tóc rụng nhiều hơn.
Alopecia areata: Bệnh alopecia areata khiến tóc rụng thành từng mảng, làm xuất hiện các mảng hói nhỏ trên da đầu. Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị rụng tóc toàn bộ vùng đầu, thậm chí rụng lông toàn thân.
Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, chúng chịu trách nhiệm sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) – 2 hormone không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi tuyến giáp bị rối loạn, nồng độ các hormone này có thể tăng hoặc giảm quá mức, gây ra các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây rụng nhiều tóc và hói đầu ở nam giới.

Ngoài rụng tóc, bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể chất, khó chịu, lo lắng, mất ngủ…

Rụng tóc nhiều là bệnh xảy ra đi kèm Nấm da đầu

vay-nen-da-dau

Nấm da đầu xảy ra khi một số loại nấm như Trichophyton và Microsporum xâm nhập, tấn công tóc và da đầu. Căn bệnh này chủ yếu khởi phát do việc chăm sóc, vệ sinh da đầu sai cách hoặc lây nhiễm từ động vật.

Khi nhiễm bệnh, vùng da đầu sẽ xuất hiện các mảng vảy trắng và bong tróc giống như gàu. Tiếp đến da đầu sẽ tiết nhiều dầu hơn, cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, có thể kèm theo các nốt đỏ li ti hoặc mụn. Sau một thời gian ngắn, những tổn thương này sẽ khiến nang tóc suy yếu, khiến tình trạng rụng tóc diễn ra mạnh mẽ. Lâu dần, vùng đầu có thể xuất hiện các mảng hói với hình dạng và kích thước khác nhau.

Thiếu máu
Khi cơ thể bị thiếu máu, tóc và các tế bào da đầu sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, chúng sẽ trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Ngoài ra, thiếu máu cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Từ đó cũng có thể gián tiếp gây rụng tóc.

Bệnh tiểu đường

Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường có thể gây rụng tóc bằng cách làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến nang tóc, khiến chúng không hấp thu được các dưỡng chất cần thiết, trở nên khô giòn, yếu, dễ gãy rụng.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao nên rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kích thích phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ viêm da đầu và nhiễm nấm. Cả hai tình trạng này cũng có thể gây hiện tượng rụng nhiều tóc.

Các yếu tố khác khiến tóc rụng nhiều
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng rụng nhiều tóc cũng có thể xuất hiện do các yếu tố thúc đẩy như:

Chăm sóc, vệ sinh tóc và da đầu không đúng cách: Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ, đổ nhiều dầu hoặc thường xuyên ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm, nấm ngứa, cuối cùng sẽ dẫn đến rụng tóc.
Suy giảm nội tiết tố testosterone: Khi testosterone bị mất cân bằng, nó có khả năng biến đổi thành dihydrotestosterone (hormone sinh dục nam tồn tại trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn, và tuyến tiền liệt.), gây dư thừa hormone này. Điều này sẽ khiến tăng tiết bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm nang tóc nhỏ lại, chân tóc cũng yếu hơn và dễ rụng.
Căng thẳng kéo dài: Khi ta thường xuyên bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng ra các hormone có khả năng ức chế hoạt động một số chất có tác dụng kích thích mọc tóc. Điều này khiến tóc mọc chậm hơn, đồng thời làm lượng tóc rụng ngày càng tăng lên.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị bệnh gout, thuốc hóa trị điều trị ung thư… cũng có thể khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Với các trường hợp này, đa phần tóc sẽ mọc lại sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất: Khi cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng như sắt, vitamin D, protein, kẽm, và axit béo omega-3, thì tóc sẽ bị yếu và dễ bị gãy rụng.
Cách khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều
Tình trạng tóc rụng nhiều kéo dài sẽ làm tóc mỏng và yếu hơn, thậm chí có thể gây hói đầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.

Nếu hiện tượng tóc rụng nhiều xảy ra do bệnh lý, chỉ cần bạn điều trị các căn bệnh này đúng cách, tóc sẽ giảm rụng. Ngoài ra, với hầu hết các trường hợp, ta cũng cần đảm bảo chăm sóc tóc đúng cách, kết hợp với lối sống và dinh dưỡng lành mạnh.

Thay đổi thói quen chăm sóc tóc


Việc làm sạch tóc và da đầu là vô cùng quan trọng để khắc phục tình trạng rụng tóc. Theo đó, khi da đầu bẩn, dầu và mồ hôi tích tụ bên trên có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, khiến tóc rụng ngày càng nhiều. Vì vậy nếu muốn giảm lượng tóc rụng, hãy đảm bảo luôn giữ cho da đầu của bạn sạch sẽ, thông thoáng.

Ngoài ra, khi tóc đã rụng nhiều thì việc chọn lựa loại dầu gội thích hợp là rất cần thiết để không làm tóc bị tổn thương thêm. Bạn nên hạn chế dùng dầu gội chứa hóa chất, thay vào đó hãy ưu tiên các loại dầu gội có thành phần từ thiên nhiên như bồ kết, cỏ mần trầu, dâu tằm, chanh, hương nhu, vỏ bưởi… để nuôi dưỡng tóc mềm mượt, kích thích mọc tóc và ngăn rụng tóc.

Trong quá trình gội đầu, cũng nên chú ý đến cách dùng tay. Hãy sử dụng phần thịt của các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng trên da đầu. Việc làm này có thể kích thích lưu thông máu dưới da đầu, tăng khả năng nuôi dưỡng tóc. Tuyệt đối không gãi cào vì có thể làm tăng lượng tóc rụng.

Sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn bông mềm thấm khô nước và sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải để khô chân tóc, tránh để tóc ẩm ướt quá lâu có thể làm tăng nguy cơ nấm tóc. Đồng thời nên tránh sử dụng các sản phẩm tạo kiểu, uốn, duỗi nhuộm…

Kết hợp lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh cũng là một gợi ý không tồi để giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng. Cụ thể:

Thường xuyên tập thể dục để cải thiện lưu thông máu, giảm stress, điều hòa hormone và tăng cường sức khỏe tổng thể của cơ thể, đồng thời cũng giúp tóc được cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn.
Điều chỉnh thời gian sinh hoạt và làm việc, tránh tình trạng căng thẳng, stress quá mức, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như vitamin A, B, C, D, E, protein, sắt, kẽm, canxi, omega-3, biotin… qua chế độ ăn hàng ngày.
Tránh sử dụng đồ uống có cồn và các sản phẩm chứa đường, cà phê, thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho tóc như hóa chất, tia UV, tạp chất, bụi bẩn… bằng cách đội mũ, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có chứa chất bảo vệ.

Lựa chọn dầu gội phù hợp


Việc chọn dầu gội phù hợp không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là dầu gội dược liệu. Hiểu được điều này, Các chuyên gia, giáo sư Hàn Quốc đã cho ra đời sản phẩm MICHI -inCare – dầu gội điều trị Cao cấp phù hợp mọi Da Đầu tại Việt Nam.

Với công thức đặc biệt, được bào chế dành riêng cho người Á Đông, cùng sự kết hợp giữa các loại thảo dược Quý hiếm và lành tính dầu gội MICHI không chỉ giúp làm sạch tóc và da đầu, mà còn thấm sâu vào các sợi tóc, cung cấp dưỡng chất cần thiết, tăng cường độ đàn hồi và giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc.

Với 100% thành phần chiết xuất thiên nhiên, MICHI hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại, không gây kích ứng da đầu,

Không chỉ là một sản phẩm chăm sóc tóc, dầu gội MICHI còn mang lại sự khác biệt cho người sử dụng. Hãy trải nghiệm sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp này ngay hôm nay để cảm nhận sự khác biệt cho mái tóc của bạn!

Trên đây, chuyên gia Tú Anh đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “tóc rụng nhiều là bệnh gì?”. Có thể thấy đây là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, tốt nhất đến gặp chuyên gia , bác sỹ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Gọi điện thoại
0704.160.686
Chat Zalo