Các loại thuốc chống rụng tóc cho nữ hiện nay là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn khi thấy mái tóc rụng nhiều và không chữa trị được bằng các phương pháp dân gian. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin liên quan về thuốc chống rụng tóc mọc tóc cho phụ nữ dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.
Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới do đâu?
Rụng tóc là hiện tượng bình thường trong vòng sinh trưởng tự nhiên của mái tóc. Nhưng nếu bạn cảm thấy mái tóc bị rụng nhiều bất thường mà không tự cải thiện thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Do uốn làm tóc quá nhiều, mái tóc bị “ngộ độc” bởi các loại thuốc nhuộm, làm xoăn, ép tóc.
- Do cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, kẽm, biotin, vitamin B…
- Do cơ thể bị rối loạn nội tiết tố nữ với sự dư thừa DHT – một loại hormone có khả năng chặn dinh dưỡng di chuyển nuôi nang tóc, khiến nang tóc bị teo nhỏ và gãy rụng tóc.
- Mang thai và rụng tóc sau sinh
- Rụng tóc do cơ thể lão hóa ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Do dầu gội, dầu xả hiện tại chưa phù hợp
- Môi trường nguồn nước chưa đảm bảo.
- Do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh
- Rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam – hói tóc nữ.
- Bị rụng tóc từng mảng
- Bị rụng tóc Telogen.
- Bị stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- …
Thuốc chống rụng tóc cho nữ nào hiệu quả hiện nay?
Các loại thuốc chống rụng tóc cho nữ hiện nay đều có mục đích chính là kích thích mọc tóc, làm tăng số lượng tóc bao phủ trên da đầu đồng thời giúp ức chế làm chậm quá trình rụng tóc. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng trị rụng tóc hoàn toàn. Nếu tóc giảm rụng và mọc mới nhưng người bệnh không dùng thuốc duy trì đều đặn thì hiện tượng rụng tóc vẫn có thể tái phát trở lại sau 3 – 6 tháng ngừng thuốc
Bởi vậy, chị em nên hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống rụng tóc cho nữ để có lựa chọn và cách điều trị rụng tóc phù hợp nhé.
Thuốc chống rụng tóc cho nữ Minoxidil (Rogaine®)
Minoxidil là thuốc chống rụng tóc và mọc tóc cho nữ duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đưa vào sử dụng. Ban đầu, thuốc Minoxidil chỉ sản xuất dòng thuốc trị hói đầu rụng tóc cho nam giới, nhưng vào năm 2015, Minoxidil đã cho ra đời dòng sản phẩm thuốc trị rụng tóc Minoxidil 2% và 5% dành riêng cho nữ giới.
Thuốc chống rụng tóc cho nữ Minoxidil là dạng thuốc bôi tại chỗ có tác dụng làm giãn các mạch máu trên da đầu giúp máu lưu thông lên da đầu tốt hơn, các dinh dưỡng di chuyển đến nuôi dưỡng nang tóc nhiều hơn, từ đó làm nang tóc phát triển khỏe mạnh, tóc giảm gãy rụng và sợi tóc được kích thích mọc tóc nhanh hơn.
Thuốc trị rụng tóc cho nữ Minoxidil có thể áp dụng cho nhiều trường hợp người bệnh như: nữ giới bị rụng tóc có tính di truyền do nội tiết tố nam (hói tóc ở nữ); người bị rụng tóc từng mảng; người bị thiếu lông – tóc bẩm sinh.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải: khô da; ngứa đỏ hoặc tróc vảy da nhẹ; có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng; rậm lông tóc ở mặt hoặc các vùng da không mong muốn bị tiếp xúc với thuốc…
Thuốc Minoxidil khi sử dụng đều đặn trong 6 – 12 tháng, nữ giới sẽ bắt đầu thấy hiệu quả kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc. Tuy nhiên, nếu người bệnh không uống thuốc duy trì sau đó thì tóc có thể rụng trở lại sau 3 – 6 tháng ngừng dùng thuốc hoàn toàn.
Thuốc trị rụng tóc cho nữ Spironolactone
Thuốc Spironolactone là thuốc trị rụng tóc hói đầu dành riêng cho nữ giới. Tuy nhiên, đây là thuốc không kê đơn và chưa được FDA chấp thuận nên bạn cần tham khảo kỹ lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc chống rụng tóc cho nữ Spironolactone hoạt động dựa trên nguyên lý loại bỏ các hormone DHT dư thừa đang bám chặn quanh nang tóc giúp các dưỡng chất đi vào nuôi dưỡng nang tóc dễ dàng hơn, nhờ đó giúp nang tóc phát triển khỏe mạnh và giữ chặt chân tóc giúp ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh, làm kéo dài giai đoạn phát triển (Anagen) của tóc dài hơn.
Thuốc Spironolactone có thể dùng cho các trường hợp phụ nữ bị rụng tóc nhiều; hói đầu nữ; rụng tóc từng mảng… Hiệu quả đạt được tùy vào từng người khác nhau. Và sẽ cần sử dụng thuốc duy trì để giữ được sợi tóc con mới mọc.
Tác dụng phụ có thể gặp: bị ngứa, mề đay hoặc phát ban; bị chuột rút; có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt; buồn nôn, nôn; giảm sinh lý nữ…
Thuốc trị rụng tóc cho nữ Flutamide
Cũng giống như thuốc Spironolactone, Flutamide là một thuốc trị rụng tóc dành riêng cho nữ giới không kê đơn.
Khi đi vào cơ thể, thuốc Flutamide chủ động liên kết với các DHT dư thừa bám chặn quanh nang tóc, nhờ đó giúp nang tóc thông thoáng và nhận được nhiều dưỡng chất phát triển khỏe, hỗ trợ giảm gãy rụng tóc và làm tăng lượng tóc con mọc bao phủ trên da đầu.
Thuốc chống rụng tóc cho nữ Flutamide có thể dùng cho các trường hợp hói đầu, rụng tóc nhiều bất thường.
Tác dụng phụ thường gặp: Giảm sinh lý nữ, giảm ham muốn tình dục; da nhạy cảm hơn, có thể bị phát ban da hoặc nóng bừng; có thể bị tiêu chảy; nước tiểu chuyển màu…
Thuốc Azelaic Adic
Thuốc Azelaic Adic là thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cho da, giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Thuốc Azelaic Adic khi kết hợp với kẽm có khả năng loại bỏ hàm lượng DHT dư thừa giúp tóc chắc và giảm rụng tóc nên thuốc này thường được kê đơn với kẽm làm thuốc chống rụng tóc cho phụ nữ.
Tác dụng phụ có thể gặp: Da nóng rát; kích ứng da; ngứa da hoặc châm chích da; da khô đỏ; có thể đổi màu da.
Thuốc mọc tóc cho nữ Anthralin
Thuốc mọc tóc cho nữ Anthralin thường được dùng kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc cho phụ nữ bị rụng tóc từng mảng. Bởi là một hoạt chất miễn dịch không đặc hiệu khá an toàn nên thuốc Anthralin dùng được cho cả trẻ em và nam giới bị rụng tóc từng mảng.
Tiền thân thuốc Anthralin được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh vảy nến. Nhưng trong quá trình sử dụng, thuốc có tác dụng kích thích mọc tóc cho những bệnh nhân bị vảy nến da đầu nên nhiều bác sĩ da liễu lựa chọn sử dụng Anthralin vào điều trị rụng tóc, rụng tóc từng mảng.
Hiệu quả mọc tóc và trị rụng tóc từng mảng sẽ bắt đầu thấy sau khi sử dụng 2 – 3 tháng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh lưu ý không nên để thuốc trên da đầu quá lâu. Chỉ nên để khoảng 20 – 60 phút rồi gội hoặc rửa sạch lại bằng nước.
Tác dụng phụ có thể gặp: Kích ứng da hoặc tróc vảy; bị giảm thị lực; viêm kết mạc, giác mạc nếu thuốc dính vào mắt; cảm thấy ngứa, đau ở vị trí bôi thuốc; màu da vị trí bôi thuốc, màu tóc có thể đổi màu.
Thuốc tiêm Glucocorticoid
Glucocorticoid là dạng thuốc tiêm dùng điều trị rụng tóc từng mảng, rụng tóc lan tỏa ở phụ nữ. Để thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành tiêm một lượng thuốc thuộc nhóm steroid (thường là biệt dược Triamcinolone acetonide ống 80mg/2ml hoặc 40mg/2ml) vào da nhằm ức chế phản ứng đáp ứng miễn dịch tại chỗ của vùng da bị rụng tóc từng mảng đồng thời tác động kích thích sự phát triển của nang tóc tại vùng này giúp làm tăng lượng tóc mới bao phủ cho da đầu.
Hiệu quả chữa rụng tóc và kích thích mọc tóc sẽ thấy sau khoảng 4 tuần áp dụng. Và liệu trình sử dụng tiêm tiếp theo thường là khoảng 4 – 6 tuần sau đó.
Tác dụng phụ hay gặp nhất: làm teo da.
Thuốc tránh thai chứa estrogen cao
Một số nghiên cứu cho thấy các thuốc tránh thai chứa nồng độ estrogen cao như thuốc Ortho Tri-Cyclen, thuốc Ortho Novum có tác dụng ức chế sản sinh nội tiết tố Androgen và giảm DHT trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng rụng tóc do nội tiết tố nam; hói đầu thường gặp ở phụ nữ.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các tác dụng của thuốc estrogen với hiệu quả giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc còn chưa rõ ràng nên thuốc estrogen vẫn ít được sử dụng trong điều trị rụng tóc các loại thuốc trị rụng tóc cho nữ khác.
Thuốc Ketoconazole
Thuốc Ketoconazole là dạng thuốc trị nấm phổ rộng. Nó được sử dụng làm thuốc trị rụng tóc cho nữ trong các trường hợp bị viêm nấm da đầu gây rụng tóc. Ngoài ra, thuốc Ketoconazole cũng có thể sử dụng trị rụng tóc do nấm cho nam giới và trẻ em.
Khi da đầu bị các vi khuẩn nấm tấn công gây ngứa, nổi sẩn đỏ và lan rộng làm rụng tóc hói đầu, bạn có thể sử dụng thuốc Ketoconazole bôi trực tiếp tại các vùng viêm, nấm da đầu nhằm làm giảm viêm sưng, kháng khuẩn, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của nấm, giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu do nấm da đầu gây ra.
Tác dụng phụ có thể gặp: Da đầu ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn đỏ; buồn nôn hoặc nôn…
Lưu ý quan trọng:
1. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị rụng tóc cho nữ.
2. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị rụng tóc, chị em không tự ý mua dùng thuốc trị rụng tóc cho nữ tại nhà nếu chưa thăm khám hoặc có chỉ định của bác sĩ.
3. Chị em không nên sử dụng đơn thuốc trị rụng tóc của người khác bởi mức độ và nguyên nhân rụng tóc ở mỗi người là khác nhau.
4. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời giúp đảm bảo an toàn sức khỏe.
Liệu có giải pháp nào tốt ngoài thuốc trị rụng tóc cho nữ?
Hai nhược điểm lớn nhất mà hầu như mọi thuốc trị rụng tóc cho nữ đều có là:
- Thuốc chống rụng tóc cho nữ gây tác dụng phụ cho người bệnh trong quá trình sử dụng.
- Tình trạng rụng tóc hói đầu ở nữ sẽ tái phát trở lại nếu chị em không dùng duy trì thuốc trị rụng tóc hói đầu sau đó.
Vậy liệu còn giải pháp nào tốt cho phụ nữ ngoài thuốc trị rụng tóc?
Các nghiên cứu cho thấy sự dư thừa hormone DHT (Dihydrotestosterone) là nguyên nhân chính gây ra hơn 80% các trường hợp rụng tóc hói đầu ở nữ giới. Và thuốc rụng tóc cho nữ đầu không phải là cách duy nhất giúp bạn làm giảm DHT trong cơ thể.