HÓI ĐẦU DI TRUYỀN: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH SỚM
Nhắc đến bệnh hói đầu di truyền, hình ảnh thường xuất hiện trong tiềm thức chúng ta là những mảng da đầu trống trơn, nhẵn bóng không có tóc và đây cũng chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vậy hói tóc di truyền là gì? Nguyên nhân do đâu và đầu hói do di truyền có chữa được không? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé!
Hói đầu di truyền là gì?
Hói đầu di truyền là một tình trạng rụng tóc tự nhiên gây ra bởi sự kết hợp giữa di truyền, nồng độ hormone và quá trình lão hóa. Hói đầu di truyền là bệnh gần như độc quyền ở nam giới, hiếm khi xảy ra ở nữ. Bởi theo quy luật di truyền, gen hói đầu ở bé trai là gen trội nhưng với bé gái lại là gen lặn.
Nếu trong gia đình có bố bị hói đầu, đứa trẻ sinh ra có 50% nguy cơ bị hói. Khi ông ngoại bị hói, tỷ lệ đứa trẻ “thừa hưởng” gen hói đầu từ ông mình là 25%. Trong trường hợp, bé trai có cả cha và ông ngoại bị hói đầu thì khả năng bị hói là 100%. Qua đây bạn cũng biết mình hói đầu di truyền từ ai trong gia đình rồi đúng không? (1) (3)
Hói đầu di truyền là tình trạng gần như độc quyền chỉ xuất hiện ở nam giới
Nguyên nhân gây hói tóc di truyền là từ ai ở nam và nữ
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hội chứng hói di truyền là do da đầu tăng nhạy cảm với các thụ thể hậu nội tiết tố nam (một thụ thể hormone nam giới). Do yếu tố di truyền chi phối, hậu nội tiết tố nam tấn công làm suy yếu tế bào mầm tóc (“hạt giống” hình thành và định đoạt số phận của mỗi sợi tóc), khiến tóc mọc lên yếu, mảnh và dễ rụng. Lâu ngày, tóc không mọc lại được nữa và gây ra hói đầu.
chuyên gia Tú Anh cũng cho biết thêm, các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine đều được tạo thành từ protein. Thiếu serotonin sẽ gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ. Dopamin liên quan đến sự thú vị và khuyến khích các cá nhân tìm nguồn để duy trì niềm vui. Vì thế, thiếu hụt protein gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh, khí sắc ủ rũ – một trong những yếu tố gây co nhỏ tế bào mầm tóc dẫn đến tóc rụng nhanh, mọc yếu hoặc không thể mọc.
Bên cạnh gen hói đầu di truyền, hói đầu ở nam giới còn có liên quan đến một số yếu tố khác như:
Rối loạn thần kinh nội tiết: Khi nồng độ nội tiết tố nam (Testosterone) bị rối loạn, cơ thể nam giới sẽ tăng cường sản sinh hormone hậu nội tiết tố nam làm tế bào mầm tóc sớm tổn thương, kết quả là quá trình hói sẽ diễn tiến nhanh hơn, mạnh hơn.
Căng thẳng/ stress: Không giống như nhiều người nghĩ, nam giới lại là đối tượng thường phải đối mặt với stress nhiều hơn nữ giới. Căng thẳng trong công việc làm cho thần kinh phải ứng phó bằng cơ chế tiết ra chất P nhưng đây là chất ngăn chặn quá trình mọc tóc, khiến tóc rụng nhiều và thậm chí gây bạc tóc.
Lối sống thiếu khoa học: Ăn uống không cân bằng dưỡng chất, thường xuyên hút thuốc, lạm dụng rượu bia, thức khuya hoặc dùng chất kích thích cũng có thể khiến tóc dễ rụng và tình trạng hói đầu đến sớm hơn.
Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tổn thương tế bào mầm tóc gây rụng tóc, hói đầu
Tình trạng rụng tóc, hói di truyền sớm ở nam giới có thể xuất hiện đột ngột hoặc diễn tiến trong một thời gian dài với nhiều kiểu rụng khác nhau như:
Hói ở trước trán (rụng tóc kiểu chữ M)
Ban đầu tóc sẽ rụng 2 bên thái dương và vùng trán tạo thành hình dáng giống chữ M, khi quan sát thật kĩ bạn sẽ thấy đường chân tóc dần dần bị thụt lùi lại, để lại vùng trán rộng, bóng nhẵn như “sân bay”.
Hói ở đỉnh đầu (rụng tóc kiểu chữ U)
Tóc bắt đầu rụng từ phía trên đỉnh đầu (thường là ở đường xoáy ốc), từ từ lan rộng ra toàn bộ da đầu. Sau cùng, chỉ còn lại vùng tóc ở sau gáy và hai bên mang tai, da đầu nhẵn bóng.
Hói theo mảng (rụng tóc hình chữ O)
Tóc có xu hướng rụng thành mảng trên đầu. Giai đoạn đầu, tóc con có mọc lên nhưng thường thường rất yếu và rụng nhanh. Da trên bề mặt nhẵn bóng và đường chân tóc teo dần, sau một thời gian có thể lan rộng ra toàn bộ da đầu.
Cách chẩn đoán hói đầu di truyền
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh đầu hói tóc có phải do di truyền hay không, các bác sĩ thường khai thác tiền sử hói gia đình, khám lâm sàng kiểm tra tóc và có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm, kiểm tra sau:
Xét nghiệm máu để tìm ra vấn đề bệnh lý liên quan tới rụng tóc (nếu có).
Sinh thiết da đầu để kiểm tra phần chân tóc có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm da đầu, từ đó gây rụng tóc hay không.
Soi dưới kính hiển vi quang học phần tóc được cắt ở gốc, giúp tìm ra bất thường.
dau hieu hoi dau di truyen
Bị gen hói di truyền có chữa được không? Trị hói đầu di truyền thế nào?
Bị rụng tóc, đầu hói di truyền là điều mà chẳng ai mong muốn vì nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến “khổ chủ” đối mặt với những bất tiện, thiếu tự tin do tình trạng này gây ra. Do đó, hói di truyền có chữa được không và cách trị hói đầu di truyền hiệu quả là mối bận tâm gần như hàng đầu của những ai chẳng may thừa hưởng gen hói đầu.
Tin vui cho bạn là: Bạn vẫn có thể có mái tóc dày đẹp khi trong nhà có bố và những ông anh hói đầu? Nhưng quan trọng là bạn phải tìm được phương pháp tối ưu ngay từ khi tóc bắt đầu rụng thì mới mong “tránh mặt” hói đầu.
Theo các chuyên gia, rất nhiều người khi bị hói đầu thường loay hoay tìm các sản phẩm trị rụng tóc như thuốc bôi, thuốc xịt tại chỗ; sử dụng phương pháp ánh sáng trị liệu (tia cực tím, laser…); thậm chí mua các loại thuốc trị hói đầu di truyền được quảng cáo “nhà tôi 3 đời chuyên trị hói đầu di truyền” trôi nổi không được kiểm chứng khoa học….
Kết quả, chi phí bỏ ra rất nhiều nhưng hiệu quả chỉ dừng lại ở việc giảm rụng, tóc mới vẫn không thấy mọc đâu, nếu có mọc cũng chỉ là những sợi tóc yếu ớt, dễ rụng lại vì không tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây rụng tóc, hói đầu di truyền. Chưa kể còn có nguy cơ bị kích ứng, ngứa, đỏ, viêm da đầu… do sử dụng thuốc không an toàn.
Phát hiện khoa học mới cho thấy, nguyên nhân gốc rễ của bệnh rụng tóc, hói đầu ở nam chính là sự tăng sinh quá mức hậu nội tiết tố nam, khiến tế bào mầm tóc suy yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Một khi tế bào mầm tóc bị suy yếu sẽ dẫn đến tóc mảnh, thời gian mọc tóc ngắn, lâu ngày không mọc nữa và gây hói đầu.
Vì thế, giải pháp khoa học được các chuyên gia đưa ra để khắc phục tình trạng rụng tóc, giảm tình trạng hói đầu di truyền hiệu quả chính là ổn định thần kinh nội tiết ngay từ sớm để tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, giúp tóc bớt rụng, đồng thời kích thích tóc mọc trở lại chắc khỏe. Đừng quên xem thêm bài viết tổng quan hướng dẫn cách chữa hói tóc hiệu quả tại nhà.
Cách phòng ngừa hói đầu sớm do di truyền
Như đã chia sẻ ở phần trên, hói đầu di truyền là yếu tố quy định từ gen, tác động đến suốt cuộc đời mỗi người. Do đó, để góp phần cải thiện hói đầu và khắc phục được tình trạng hói đầu đến sớm bên cạnh việc bổ sung đều đặn các dưỡng chất chuyên biệt dành riêng cho tóc để bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh gây hại cho tế bào mầm tóc:
Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress…
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như: protein, vitamin (A, E. B…), omega – 3, khoáng chất (sắt, kẽm,..) có trong các loại rau xanh, trái cây tươi, thịt gia cầm, thịt bò, cá hồi, trứng… vào bữa ăn hằng ngày.
Loại bỏ những thói quen gây hại cho tóc như để tóc ướt khi đi ngủ, sấy tóc ở nhiệt độ cao, gội đầu mỗi ngày (tốt nhất chỉ nên gội 2 – 3 lần/1 tuần).
Từ bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.